Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là sắc nước uống, nước tắm hay chế biến thành món ăn. Dùng ở cả dạng khô hay dạng tươi đều mang đến những tác dụng tốt.
Sau đây là một vài cách sử dụng khổ qua rừng được áp dụng phổ biến nhất:
- Chế biến món ăn
Phần lá và phần đọt mướp đắng rừng khi còn non có thể dùng làm nguyên liệu cho các món luộc, xào hay nấu canh. Riêng món canh có thể nấu chay, nấu với thịt viên, xương hay chả cá tươi đều rất ngon miệng.
Phần quả thì có thể bỏ ruột, thái mỏng để xào riêng hay xào chung với nhiều loại rau khác. Món khổ qua rừng xào trứng cũng được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, quả lúc còn non có thể bổ đôi để kho chung với thịt.
- Làm trà
Ngoài việc chế biến khổ qua rừng thành các món ăn thì làm trà cũng là cách tốt có thể bảo quản và dùng dần.
Trà khổ qua rừng giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt
Hướng dẫn cách làm:
- Chuẩn bị khoảng 1kg quả khổ qua rừng, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cắt khổ qua thành từng lát mỏng, có thể bỏ hát đi nếu bạn muốn.
- Xếp lát khổ qua rải đều lên rổ sạch rồi đem đi phơi nắng cho khô. Nên dùng 1 miếng vải mỏng phủ lên trên để tránh bụi bẩn.
- Khổ qua đã phơi khô đem đi sao vàng trên lửa nhỏ. Khi thấy khổ qua chuyển sang màu nâu nhẹ thì tắt bếp rồi để cho nguội.
- Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh và bảo quản ở trong tủ lạnh. Có thể dùng khoảng 2 tháng. Mỗi lần chỉ cần lấy ra vài lát hãm trong nước ấm để uống trực tiếp. Có thể thêm mật ong và đá để giảm vị đắng và tăng hương vị cho trà.
- Ngoài việc dùng phần quả để làm trà thì bạn cũng có thể dùng rễ, thân hay lá đều có những tác dụng tốt với sức khỏe.
Sau đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng khổ qua rừng:
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Chuẩn bị: 10g được liệu ở dạng khô.
– Thực hiện: Ăn vào sau mỗi bữa ăn mỗi ngày 3 lần để giúp hạ đường huyết. Cách này đặc biệt phù hợp nhất với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Chữa bệnh nóng trong người
– Chuẩn bị: 10g trái khổ qua phơi khô.
– Thực hiện: Dùng khổ qua hãm trực tiếp trong khoảng 250ml nước nóng. Chờ đến khi nước ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày 1 ly. Có thể thêm chút mật ong cho bớt vị đắng giúp dễ uống hơn.
- Chữa bệnh rôm sảy
– Chuẩn bị: Phần lá và dây khổ qua khoảng 1 nắm lớn.
– Thực hiện: Đem đi rửa sạch rồi nấu lên với khoảng 2 lít nước. Dùng nước này để tắm hằng ngày cho đến khi rôm sảy biến mất.
- Trị côn trùng cắn
– Chuẩn bị: 10g hạt của quả khổ qua đã già.
– Thực hiện: Nhai kỹ hạt, nuốt nước rồi dùng bã đắp trực tiếp vào vết cắn. Tình trạng sưng đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
- Chữa ho và viêm họng
– Chuẩn bị: Một ít phần hạt của trái khổ qua già.
– Thực hiện: Nhai kỹ phần hạt rồi nuốt nước từ từ và bỏ xác. Một số thành phần từ nước hạt có tác dụng làm dịu cổ họng. Đồng thời hỗ trợ làm giảm sưng và giảm kích ứng.
Tách trà nóng hổi thơm lừng mùi khổ qua cứ liên tục lan tỏa đến mọi ngóc ngách, ngoài ra điều mà mọi người luôn quan tâm đó là trà sẽ đắng gắt, thế nhưng ngược lại khi vị đắng nhè nhẹ rất dễ chịu và dễ gây “nghiện” nữa đó!