Cách chế biến thịt trâu gác bếp
Bước 1: Sơ chế thịt trâu tươi
– Thịt trâu mua về được rửa bằng nước sạch. Sau đó, lọc bỏ mỡ và gân nếu có.
– Thái thịt thành từng miếng lớn to như bàn tay. Lưu ý, cần quan sát miếng thịt và thái dọc thớ.
– Dùng thìa hoặc dao để dần dần làm mềm hạt.
Bước 2: Ướp gia vị cho thịt trâu
Ba Tơ nổi tiếng với các loại gia vị thơm ngon:
– Dùng gừng, tỏi, sả đập giập. Cho muối, đường, bột ngọt, tiêu vào trộn đều.
– Đem hỗn hợp gia vị này ướp vào từng thớ thịt trâu vừa sơ chế. Việc ướp đều sẽ giúp thịt đậm đà và đều màu.
– Ướp thịt trâu đã ướp gia vị trong khoảng 5 – 6 tiếng.
Việc nêm nếm đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhất định, đúng tỉ lệ. Nếu không có kinh nghiệm, có thể sẽ làm thịt quá nhạt hoặc quá mặn, hương vị không đủ hấp dẫn. Nếu ướp thịt trâu tươi quá lâu còn sinh ra men làm chua thịt trở lại, thị trâu sẽ không còn ngọt nữa.
Bước 3: Sấy khô thịt trâu
Đây là công đoạn rất quan trọng trong quy trình làm thịt trâu khô.
Sau khi thịt đã ngấm gia vị, xếp các miếng thịt vào khay nướng và sấy trong lò với nhiệt độ phù hợp, tùy thuộc vào độ dày của thịt. Trong thời gian này, cứ 30 phút sẽ mở ra kiểm tra và lật mặt thịt một lần để miếng thịt chín đều và đạt được màu sắc đẹp mắt.
Bước 4: Thành phẩm thịt trâu gác bếp
-Thành phẩm thịt trâu gác bếp có màu nâu sẫm, thấm đều gia vị.
– Thịt trâu dai, bên trong thớ thịt giữ được màu hồng nhạt và độ ngọt tự nhiên
– Thịt trâu có vị ngọt đậm đà của trâu. Mùi thơm và vị cay nồng của các gia vị đặc trưng Ba Tơ.
– Bạn có thể bảo quản thịt trâu gác bếp trong ngăn đông của tủ lạnh để dùng dần.