Bộ tráp

450,000

  • Cao : 15cm
  • Rộng: 30cm

Đơn vị/ chủ thể sản xuất

Hộ kinh doanh Phạm Thị Y Hòa
  • Địa chỉ: Thôn Làng Teng - xã Ba Thành - huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi
  • Mã số thuế: 34M8001471
  • Hotline: 09 666 48 774 - 038 763 1070
  • Ngành, nghề kinh doanh: Dệt thổ cẩm và mây tre đan lát
  • Website: thocamyhoa.com
Danh mục: , ,

Bộ tráp là một sản phẩm được lấy cảm hứng từ “ca đáp” – một dụng cụ dùng để đựng cơm của người dân tộc H’Rê.

Bộ tráp được lấy nguyên liệu chính từ tre – mây và gỗ, những nguyên liệu có sẵn và gần gũi với người dân tộc H’Rê. Với đôi bàn tay khéo léo của người dân tộc H’Rê đã tạo ra các sản phẩm đan đát vô cùng đa dạng và trong đó bộ tráp là một sản phẩm đã được tạo ra bởi người dân tộc H’Rê với phần thân và nắp với những đường hoa văn đẹp mắt, không chỉ dùng để đựng cơm mà còn để đựng trái cây, kẹo bánh, trang trí và làm quà tặng.

Hiện bộ tráp đang được bán với một kích thước cố định với các hoa văn đa dạng.

Ở mỗi vùng miền sẽ có những cách dệt vải thổ cẩm khác nhau nhưng nhìn chung quy trình phổ biến để dệt ra vải thổ cẩm bao gồm:
Bước 1: Sơ chế bông
Bông vải là nguyên liệu chính để tạo ra vải  thổ cẩm. Các cây bông trồng trong khoảng 6 tháng sẽ nở hoa và người dân sẽ thu hoạch bông vào những ngày có nắng.

Sau khi thu hoạch bông đem đi phơi khô,  tiếp đến sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm cho sợi bông được tơi và nhuyễn hơn, cán chúng để tạo sự liên kết giữa các sợi bông.
Bước 2: Kéo sợi
Vò con cúi: Người thợ dệt sẽ dùng một ít sợ bông trải ra và dùng que tre với kích thước như chiếc đũa để vò cho bông cuộn chặt phía trên đầu que sao cho to bằng đầu ngón chân cái. Một que bông như vậy sẽ được gọi là một con cúi.

Kéo sợi: Sử dụng từng con cúi một để tạo thành cuộn bông thành sợi vải. Vừa kéo sẽ được cuộn sợi vải lại thành các ống chỉ với  độ dài khoảng 15cm.
Bước 3: Xử lý vải
Ngâm cháo vải: Kéo xong các sợi vải sẽ đem ngâm vào nước cháo để tiến hành xử lý. Phần vải sẽ được chia ra thành 2 phần và một phần được đem đi nhuộm trước khi dệt và phần còn lại được dệt và mang đi nhuộm sau đó,

Nhuộm chỉ: Các sợi chỉ được nhuộm từ những nước nhuộm màu được làm từ các loại lá, thân cây và dùng đó để dệt thành hoa văn.
Bước 4: Mắc khung cửi
Mắc vải: Giai đoạn này sẽ rất khó và đòi hỏi người thợ phải khéo léo và có sự am hiểu nhất định về nghề. ng việc này cần đến sự giúp sức của nhiều người để vải không bị rối. Cần có người đứng đầu để giăng vải, người dùng lượt to để đánh vải và giữ cho sợi vải không rối lại với nhau.

Lên khung cửi: Hoàn thành mắc vải lên sẽ đến giai đoạn co, sỏ khổ. Đây là quá trình cần thực hiện theo mẫu thổ cẩm để không bị sai.
Bước 5: Thành phẩm
Dệt vải thổ cẩm sẽ khó dệt hơn nhiều so với các loại vải khác do cần nhớ từng hoa văn, con chỉ để chọn màu. Trường hợp bị sai hoặc quên sẽ  cần tháo ra và sửa ngay.

Nhuộm vải: Với vải thổ cẩm sử sử dụng phần lớn màu nền là các màu đen, đỏ, nâu và thường được nhuộm màu sau khi đã nhuộm xong.

Sản phẩm đặc trưng Ba Tơ

Sự kết hợp của nghệ thuật thủ công độc đáo, ẩm thực phong phú và những sản phẩm nông sản chất lượng cao tạo nên danh tiếng của Ba Tơ. Những biểu tượng đặc trưng của vùng đất này, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm tuyệt vời và sự độc đáo trong mỗi sản phẩm.

Giỏ hàng